Tiếng Việt English

Tác động của ánh sáng ban ngày với sinh lý học con người

Chu kỳ ngày đêm luôn thay đổi luôn tác động tới nhịp sống của con người từ xa xưa. Ánh sáng ban ngày đặc biệt quan trọng với đời sống con người và vạn vật. Nó không chỉ cho phép chúng ta nhìn thấy được môi trường xung quanh. Nó dẫn đến thay đổi các mức độ về tâm trạng và hoạt động của chúng ta. Lượng ánh sáng mà chúng ta nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và tình cảm con người.
Cùng khám phá tác động của ánh sáng ban ngày với sinh lý học con người.

Tác động của ánh sáng ban ngày với sinh lý học con người

Ánh sáng nguyên thủy với con người

Ánh sáng ban ngày ảnh hưởng đến sự sống

Ngay từ khi có sự sống trên Trái Đất, vạn vật đã phát triển cùng ánh sáng. Ánh sáng làm vạn vật biến chuyển, thay đổi và sinh sôi nảy nở. Ánh sáng ban ngày giúp muôn loài nhận rõ xung quanh.
Nhiều loài động thực vật không thể tồn tại nếu thiếu ánh sáng ban ngày. Cây quang hợp, hấp thụ CO2 và nhả Oxy, thứ mà vạn vật hít thở mỗi giây, trong đó có con người.

Ngay từ khi có sự sống trên Trái Đất, vạn vật đã phát triển cùng ánh sáng

Ánh sáng ban ngày ảnh hưởng tới sinh lý học

Ánh sáng có thể khiến ta cảm thấy hạnh phúc, bình tĩnh, nhưng cũng có thể dẫn ta đến cảm giác bi quan, chán nản và buồn bã. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần bước ra ngoài ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi ngày sẽ khiến tâm trạng trở nên tốt hơn. Đôi khi ánh sáng còn chi phối cảm xúc và sự quyết định của chúng ta. Nếu ánh sáng không quá chói, với một lượng dịu nhẹ ta sẽ đưa ra quyết định hợp lý, sáng suốt hơn.

Chỉ cần bước ra ngoài ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi ngày sẽ khiến tâm trạng trở nên tốt hơn

Hành trình mô phỏng ánh sáng tự nhiên của con người

Trong gần 200 năm kể từ khi Thomas Edison phát minh ra bóng đèn, con người nỗ lực điện hóa với ánh sáng nhân tạo. Lưới điện sau đó phát triển theo cấp số nhân, trở nên thiết yếu đối với ngành xây dựng hiện đại như gạch và vữa.
Công nghiệp hóa được đẩy mạnh, dẫn đến nền kinh tế mở rộng. Các nhà máy và tòa nhà văn phòng bằng kính được xây dựng nhiều hơn. Người ta cho rằng như vậy là gần gũi thiên nhiên, tận dụng ánh sáng mặt trời nhưng không phải. “Hiệu ứng nhà kính” làm cho Trái Đất nóng lên, cùng ô nhiễm  không khí, ô nhiễm nguồn nước khiến con người lại tìm cách hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.
Bất chấp sự chinh phục của điện đối với môi trường xây dựng, ánh sáng nhân tạo vẫn thiếu hai thuộc tính của ánh sáng ban ngày.

Ánh sáng nhân tạo vẫn thiếu hai thuộc tính của ánh sáng ban ngày.

Đầu tiên, là bản chất không gian vốn có của ánh sáng ban ngày, mà sinh lý học của chúng ta ánh xạ tới vòm trời rộng lớn phía trên. Ánh sáng ban ngày là một không gian vô tận, món quà của Thượng đế ban cho con người.
Thuộc tính thứ hai, ánh sáng ban ngày thay đổi từ sáng đến tối, giờ này sang giờ khác và thậm chí từ phút này sang phút khác.

Việt Nam ta có câu: “đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối”. Độ nghiêng kì diệu của Trái Đất cũng làm cho độ dài ban ngày ở nhiều nơi khác nhau. Dẫn đến thời lượng ánh sáng ban ngày nhận được  khác nhau. Ngày hạ chí (thường là ngày 21 tháng 6) ở Bắc bán cầu đánh dấu ngày dài nhất và sáng nhất trong năm khi đường đi của Mặt trời trên bầu trời ở xa nhất về phía nam so với đường xích đạo. Ngày đông chí (thường là ngày 21 tháng 12) đánh dấu ngày mà đường đi của Mặt trời trên bầu trời ở vị trí xa nhất về phía bắc so với đường xích đạo, tạo nên ngày ngắn nhất và đen tối nhất trong năm.



Từ khao khát tìm về ánh sáng ban ngày tự nhiên

Con người ngày càng xa rời thế giới tự nhiên. Khi phần lớn cuộc sống con người đều trong môi trường nhân tạo, thì tầm quan trọng của ánh sáng đối với đồng hồ sinh học của chúng ta đã trở thành tâm điểm.
Nhiều kiến trúc sư cho rằng cần giảm thiểu các tòa nhà có thiết kế kín để ưu tiên các tòa nhà có không gian mở, với không gian xanh và ánh sáng ngập tràn hơn.
Mặt khác, các công trình bệnh viện, tòa nhà văn phòng, nhà máy, cơ sở chăm sóc, thậm chí cả trường học và vô số không gian thương mại khác tồn tại ít nhất 1-2 thế hệ nữa. Điều này khiến việc kết nối với bầu trời rộng mở, mang lại sự sống bị hạn chế.

Cần giảm thiểu các tòa nhà có thiết kế kín để ưu tiên các tòa nhà có không gian mở, với không gian xanh và ánh sáng ngập tràn hơn

Đến xu hướng thiết kế ngập tràn ánh sáng hiện nay

Con người dành phần lớn thời gian sống của mình trong các tòa nhà kín, các chung cư cao tầng và hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Đằng sau bốn bức tường là những vấn đề về tâm sinh lý con người. Trầm cảm, chán nản, tiêu cực,... là những hiện tượng ngày càng phổ biến. Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ chọn du lịch để “chữa lành” và tái tạo năng lượng.




Xu hướng thiết kế cũng vậy, khao khát đưa con người gần gũi thiên nhiên lớn hơn bao giờ hết.. Hai điểm hạn chế của ánh sáng nhân tạo so với ánh sáng ban ngày cũng dần được khắc phục. Tại Việt Nam, một xu hướng thiết kế xanh đang được ưa chuộng. Giải pháp này gọi là giếng trời ảo, hay giải pháp ánh sáng KHỔ LỚN . Điểm độc đáo và vượt trội của giải pháp này ở chỗ:
  • Mang cả bầu trời đến cho công trình, với khổ rộng không gian tới 5 mét mà không cần nối tấm.
  • Cá nhân hóa không gian theo sở thích cá nhân, với việc in bất cứ chủ đề bạn thích.
  • Thay đổi nhiệt độ màu theo nhịp sinh học, cho bạn cảm giác hòa hợp với ánh sáng tự nhiên nhất có thể.
  • Giếng trời ảo cho phép chuyển động, mở ra bầu trời rộng mở trước mắt.



Gia Bùi tự hào là một trong những đơn vị thiết kế giếng trời ảo “ bầu trời phát sáng nội thất” hàng đầu tại Việt Nam. Nhờ công nghệ độc quyền Sky Ceiling, Gia Bùi đã mang thiên nhiên tới hàng nghìn công trình. Sự hòa hợp thiên nhiên mang đến giải pháp nâng tầm không gian sống. Sky Ceiling thực sự là giải pháp “chữa lành thiên nhiên”, giúp con người hàn gắn những tổn thương tâm hồn để hòa hợp với lối sống hiện đại.
Hãy để Gia Bùi mang ánh sáng ban ngày đến tràn ngập tổ ấm của bạn.

Sản phẩm tham khảo:

Contact Me on Zalo
Gọi điện Messenger Zalo